Việc trả tiền chậm không chỉ ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng sau này mà bạn còn phải đối diện với nhiều hậu quả khác, chẳng hạn như bị khủng bố đòi nợ liên tục. Vậy vay tiền online trên app không trả bị khủng bố tin nhắn, gọi đe dọa thì ta phải làm gì? Bài viết này Kiemusd sẽ hướng dẫn bạn cách giải quyết nhanh chóng và hiệu quả nhất. Nếu rơi vào trường hợp như trên thì hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Tại sao bị khủng bố tin nhắn, gọi đe dọa?
Ngày nay vay tiền trên app online tín chấp là hình thức vay được nhiều người ưu ái lựa chọn bởi độ tiện lợi và thời gian nhanh chóng của nó. Tỷ lệ duyệt khi vay qua app lên đến 90% và thời gian giải ngân nhanh qua tài khoản ngân hàng,… là những ưu điểm nổi bật khi vay tiền online.
Tuy nhiên, nếu người vay trả chậm, hoặc có ý định không trả nợ thì những đơn vị cho vay tiền này sẽ gọi điện nhắc nợ, thậm chí khủng bố cuộc gọi, tin nhắn đến những người thân của bạn làm cuộc sống trở nên xáo trộn. Cũng có nhiều trường hợp khai báo với công an là họ không đi vay nhưng vẫn bị chủ nợ “gọi tên” mà không hiểu tại sao.
Tóm lại, đa phần khi bị app vay đòi nợ ráo riết chủ yếu do 2 nguyên nhân chính sau:
- Khách hàng không trả nợ đúng hẹn, thất hứa trả nợ nhiều lần.
- Khách hàng có ý định “bùng nợ”, quỵt tiền app vay không trả.
- Thông tin số điện thoại của bạn bị người khác mạo danh, sử dụng để vay tiền online.
Vay tiền online trên app không trả bị khủng bố tin nhắn, gọi đe dọa
Dưới đây là một số những hậu quả thường gặp khi khách hàng vay tiền trên app trả chậm hoặc không trả:
Bị tính phí phạt lãi suất cao
Khi vay tiền trả chậm điều đầu tiên mà bạn phải đối mặt là chịu phí phạt lãi suất rất cao. Ngoài lãi suất bình thường trong hợp đồng ra thì bạn sẽ bị tính phí phạt, phí lãi suất cao gấp 4, gấp 5 lần so với lãi suất ban đầu. Do đó, dù có gặp phải nhiều sự cố nào thì bạn cũng nên cố gắng tìm cách để thanh toán dứt điểm khoản nợ vay app để tránh lãi mẹ đẻ lãi con.
Bị làm phiền bởi cuộc gọi liên tục 24/7
Gọi điện nhắc nợ là một trong những hình thức đòi nợ cơ bản mà bất cứ đơn vị nào cũng áp dụng. Tuy nhiên điều này cũng gây nhiều phiền toái, những app cho vay sẽ gọi điện liên tục đến khi nào đòi được nợ mới ngưng.
Không lại ở đó, nếu bạn càng không nghe thì bên đòi nợ sẽ gọi điện bất kể ngày đêm, dùng nhiều số lạ để bạn không biết được hay thậm chí gọi đến cả danh sách người thân, bạn bè. Những điều này sẽ gây cản trở không nhỏ đến cuộc sống, công việc hàng ngày và ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
Tung tin nợ xấu, bêu rếu trên mạng xã hội
Nếu gọi đủ mọi cách mà chưa thấy khách hàng trả nợ thì app vay sẽ bắt đầu sử dụng hình ảnh cá nhân bạn kèm những thông tin xấu đăng khắp các diễn đàn, group, comment trên facebook người thân,… ảnh hưởng xấu đến hình ảnh người vay.
Những chiêu trò đòi nợ này được những tổ chức tín dụng thực hiện nhằm mục đích tra ra được thông tin liên hệ của người thân “con nợ” và tiếp tục đòi nợ liên tục. Bởi vì không muốn ảnh hưởng, mang tiếng xấu nên nhiều khách hàng sập bẫy, gọi điện tìm cách nhanh chóng trả nợ.
Thuê xã hội đen đe dọa
Mức độ cao hơn là những tổ chức cho vay sẽ thuê xã hội đen chuyên đòi nợ để đe dọa, khủng bố đến tận nhà hoặc cơ quan công ty người đã vay tiền. Thậm chí, có nhiều trường hợp còn giả danh là công an để gọi điện đòi nợ tinh vi. Do đó, khách hàng phải đặc biệt lưu ý và đề cao cảnh giác những trường hợp như vậy.
Cách xử lý khi vay tiền online trên app bị khủng bố
Vì một lý do bất khả kháng nào đó dẫn đến chậm trả nợ và gặp phải tình trạng bị khủng bố tin nhắn, gọi đe dọa liên tục như vậy thì mọi người cần phải bình tĩnh và gỡ rối từng bước theo những hướng dẫn sau:
- Bước 1: Nhận những tin nhắn, cuộc gọi đòi nợ liên tục không nên quá lo lắng, bình tĩnh và từ từ tìm hướng giải quyết.
- Bước 2: Nhận cuộc gọi đòi nợ hoặc chủ động liên hệ đơn vị cho vay để đàm phán, xin kéo dài thời hạn trả nợ thêm 2 tuần đến 1 tháng nữa. Đồng thời cũng trao đổi rõ ràng về phí phạt, phí lãi suất trả chậm như thế nào.
- Bước 3: Sau khi xin khất nợ thành công > Bạn hãy tìm cách xoay tiền để hoàn tất khoản vay đúng thời hẹn. Lưu ý, hạn chế việc xin nợ lần nữa, nợ thêm 2 – 3 lần sẽ mất uy tín, bên cho vay làm khó dễ sau này.
- Bước 4: Luôn giữ liên hệ qua lại giữa 2 bên để tạo niềm tin cho nhau. Trường hợp không thể tự giải quyết được vì khoản nợ quá lớn thì bạn nên nhờ cậy người thân, bạn bè hỗ trợ.
- Bước 5: Đến lịch hẹn hoàn tất khoản nợ cho bên vay. Đồng thời, yêu cầu hai bên viết bản cam kết xóa nợ, hết nợ để làm chứng cứ sau này.
Trên đó là những hướng dẫn các bước xử lý để không bị tiếp tục khủng bố đòi nợ. Nhưng nếu nhận thấy những yếu tố khả nghi, hay nghi ngờ điều gì thì bạn có thể làm theo cách sau:
- Nếu phát hiện bên vay có dấu hiệu là tổ chức tín dụng đen, lừa đảo khách hàng thì hãy lập tức báo ngay với cơ quan công an có thẩm quyền để hỗ trợ xử lý kịp thời.
- Tuyệt đối không được vay tiền bên app này trả nợ không xong thì lại vay tiền ở app khác để trả nợ. Bởi vì, rất nhiều trường hợp bị lừa bởi thủ đoạn cho vay này, dẫn đến nợ chồng nợ.
- Bên cho vay khủng bố, quấy rối, đe dọa,… quá mức cho phép thì bạn có quyền làm đơn khiếu nại app vay với hành vi thu hồi nợ trái pháp luật.
- Không nên thực hiện những yêu cầu ngoài lề nào, những lời khuyên không có chứng từ từ đơn vị cho vay đòi nợ vì dễ bị rơi vào cạm bẫy lừa đảo.
- Tìm hiểu thêm những điều luật về người vay và người đi vay để nắm rõ hình phạt với hành vi cho vay nặng lãi. Nếu có dấu hiệu đòi nợ quá đáng lập tức khiếu nại lên cơ quan địa phương.
- Nếu bạn không vay nợ trước đó thì có thể không cần nghe máy, xóa/ chặn số điện thoại spam đòi nợ.
- Cách giải quyết về vấn đề đòi nợ hiệu quả nhất là hai bên nên thương lượng và thống nhất một hướng xử lý chung, êm đềm.
Cách xử lý khi bị gọi điện làm phiền, quấy rối
Để tránh bị gọi điện liên tục làm phiền thì mọi người có thể đọc thêm cách xử lý khi nhận số điện thoại lạ như sau:
- Bước 1: Nhận cuộc gọi số lạ > Kiểm tra thông tin thuê bao đang sử dụng có phải là người quen, khách hàng hay không.
- Bước 2: Copy số điện thoại > Dán số điện thoại vào zalo > bấm tìm kiếm để kiểm tra thông tin.
- Bước 3: Nếu bị đe dọa đòi nợ trong khi bản thân không vay thì liên hệ cơ quan tín dụng, hoặc công an can thiệp xử lý. Khi công an vào cuộc sẽ xem xét tội trạng và xử lý nghiêm những hành lý đôn đốc, thu hồi nợ trái pháp luật.
Cách chặn cuộc gọi, tin nhắn đòi nợ spam
Hướng dẫn cách chặn những số điện thoại lừa đảo, gọi điện đòi nợ phiền phức bằng phần mềm Truecaller:
- Bước 1: Vào App Store hoặc CH Play tải app Truecaller ID về điện thoại hỗ trợ người gọi và chặn spam.
- Bước 2: Truy cập ứng dụng > nhập số điện thoại > bấm xác nhận.
- Bước 3: Tạo tài khoản đăng ký để kích hoạt ứng dụng.
- Bước 4: Tại trang chủ, chọn “Chặn” > bật “Chặn số gửi spam nhiều nhất”, “Chặn số điện thoại ẩn”, “Chặn các số từ nước ngoài”, “Chặn số không có trong danh bạ”.
- Bước 5: Bấm cập nhật lại dữ liệu > Hoàn thành chặn những số điện thoại gọi đòi nợ không rõ.
Cách phản ánh đến nhà mạng
Một cách hữu hiệu được nhiều người cùng nhau chia sẻ và áp dụng thành công khi bị nhận nhiều cuộc gọi quấy nhiễu là gọi điện thoại lên nhà mạng để phản ánh tình trạng bị spam. Bởi vì theo thông tư 18 quy định rất rõ những đối tượng lạ không được gọi điện spam quá 5 lần trong một ngày. Ngoài ra, Bộ Thông tin cũng có đưa ra quy định quản lý về vấn đề nhận tin rác, nhận cuộc gọi làm phiền,… Do đó, mọi người có thể thử làm theo hướng dẫn như sau:
- Bước 1: Khi bị gọi điện đến hãy viết lại tất cả những số điện thoại, thời gian gọi, gọi bao lâu, bao nhiêu lần và nội dung cuộc gọi là gì,…. vào giấy.
- Bước 2: Liên hệ đến nhà mạng, tổng đài viettel, mobiphone, vinaphone,… mà bạn đang dùng để phản ánh tình trạng bạn đang gặp phải những cuộc gọi làm phiền như vậy > Nhà mạng sẽ xử lý, tự động chặn cuộc gọi đó.
Những app vay tiền bị bắt, app vay online lừa đảo
Để tránh mọi người bị rơi vào cạm bẫy vay tiền không lối thoát thì dưới đây là những app vay tiền lừa đảo, app vay online bị bắt. Các bạn có thể đề phòng và nên tránh xa:
- Cashwagon
- Money Top
- VD Online
- Smart Loan
- Vay Tốc độ
- I Đồng
- Ovay
- Home Đồng
- V Đồng
- Money88
- More Loan
- Cashvn
- Vaynhanhpro
- Beat Cash,…
Những cái tên trên đây là những tổ chức lợi dụng nhu cầu cần tiền gấp của khách hàng để cho vay với lãi suất cao cắt cổ. Nhiều app giới thiệu những lời chào như vay 0 đồng, vay 0% lãi suất nhưng thực sự có những phí phát sinh, phí ẩn, điều khoản mơ hồ,… dẫn đến lúc khách hàng thanh toán mới nhận ra mình bị lừa bởi tín dụng đen. Tệ hơn nữa thì nhiều người đã rơi vào hoàn cảnh khốn khổ với số nợ và lãi lên đến hơn 1000% so với hợp đồng ban đầu.
Những câu hỏi thường gặp về vay tiền bị khủng bố
Tại sao không vay nhưng vẫn bị đòi nợ?
Những trường hợp không vay tiền mà vẫn bị đòi nợ cũng xuất phát từ nhiều lý do. Trong đó, phổ biến là những nguyên nhân sau:
- Người bị đòi nợ có người thân vay tiền tiêu dùng và khai báo số điện thoại người thân trong gia đình và bạn bè để các công ty cho vay xác minh. Đến thời hạn trả lãi, trả nợ thì bên cho vay sẽ gọi điện hối thúc người vay lẫn người thân.
- Người bị đòi nợ sử dụng thuê bao mà chủ trước của sim có nợ xấu, vay tiền bên đòi nợ liên tục gọi điện đến để đòi bất chấp là có đúng người đúng nợ hay không.
Không vay nợ mà bị khủng bố điện thoại thì làm sao?
Dịch vụ cho vay tiêu dùng rộ lên trong những năm gần đây nhờ sự thuận tiện của nó nhưng cũng mang theo những rủi ro tiềm ẩn. Cụ thể là không chỉ là những nạn nhân trực tiếp bị đòi những khoản nợ với lãi suất từ trên trời rơi xuống mà thậm chí những người chẳng có liên quan gì cũng bị gọi điện, đe dọa làm phiền.
Người thân, bạn bè, đồng nghiệp bị lộ thông tin và bên cho vay khủng bố tinh thần bằng cách gọi liên tục vào giờ nghỉ trưa, nửa đêm,… Rất nhiều người phàn nàn, họ đã chặn số này nhưng lại có số khác gọi mắng nhiếc, dùng những lời lẽ thô tục để đòi cho được số nợ.
Ngay khi nhận những cuộc gọi đòi nợ vô lý trên thì mọi người nên xử lý như sau:
- Bạn có thể yêu cầu bên cung cấp dịch vụ viễn thông kiểm tra và xử lý đối với các số điện thoại quấy rối.
- Nếu hành vi gây rối mà bản thân xác định rằng sẽ gây tổn hại nặng nề về danh dự, uy tín và nhân phẩm thì lập tức trình báo với cơ quan có thẩm quyền như cơ quan cảnh sát điều tra ở địa phương nơi bạn cư trú.
- Bạn có thể lưu trữ lại thông tin, ghi âm những cuộc gọi quấy nhiễu để làm bằng chứng, sau này nếu có trình báo đến tổ chức viễn thông hoặc cơ nhà nước dễ xử lý hơn.
App vay tiền online khủng bố khách hàng có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật hiện nay đã có những quy định về vay nợ dân sự. Theo đó, khi có tranh chấp liên quan đến vấn đề vay mượn nợ thì mọi người có thể khởi kiện để được giải quyết. Đặc biệt, trong trường hợp không vay tiền mà bị đòi nợ, quấy rối hay khủng bố tinh thần vì những món nợ trên trời rơi xuống thì bạn hoàn toàn có thể tiến hành khiếu nại, báo cáo cơ quan chức năng để được giải quyết.
Nhắn tin đe dọa đòi nợ sẽ bị xử lý ra sao?
Căn cứ theo quy định của khoản 3, điều 102 theo Nghị định số 15 năm 2020 của Chính phủ quy định:
- Người nào cung cấp trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ sử dụng thông tin, số điện thoại nhằm đe dọa, quấy rối xuyên tạc, vu khống, xúc phạm đến tổ chức danh dự và nhân phẩm cá nhân thì sẽ bị xử phạt từ 10 triệu – 20 triệu.
- Tùy theo tính chất mức độ của vụ việc, nếu có đủ căn cứ thì hành vi quấy rối qua điện thoại có thể bị xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự như tội làm nhục người khác, tội vu khống.
- Đối với hành vi gọi điện thoại đe dọa, giết người làm cho người bị đe dọa thật sự lo sợ và có suy nghĩ tiêu cực thì có thể bị xử lý về tội đe doạ giết người theo quy định của Bộ luật hình sự.
Như vậy, nếu phát hiện những đối tượng cho vay khủng bố gọi điện, tin thần, đe dọa thì có thể quy vào tội hình sự và báo công an làm việc.
Tố cáo app vay tín dụng đen ở đâu?
Sau khi xác định được hành vi xấu của tổ chức cho vay tín dụng đen thì bạn có thể tố cáo đến 1 trong hai cơ quan công an có thẩm quyền. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
- Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.”
Lưu ý khi vay tiền online qua app tránh bị khủng bố
Khi vay tiền mọi người nên lưu ý những điều sau để tránh ảnh hưởng những hậu quả khôn lường về sau:
- Tuyệt đối không cung cấp các thông tin của mình cho các đối tượng gọi điện đòi nợ như: Thông tin về giấy tờ tùy thân, quan hệ gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, nơi làm việc, sinh sống,….
- Nếu bị các app “đen” khủng bố điện thoại dù không vay tiền cần chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ gồm: Đơn tố cáo, các giấy tờ, chứng cứ chứng minh,…
- Cố gắng khi vay nợ đừng nghĩ đến việc không trả hay trả chậm vì có thể dẫn đến hệ lụy về sau.
Khi vay nợ ngoài việc trả nợ đúng hạn thì mọi người cần phải cẩn trọng trong việc cung cấp thông tin cá nhân, đặc biệt là trên mạng xã hội. Bởi vì theo những chuyên gia của những an ninh mạng cho rằng mấu chốt của những câu chuyện khủng bố đòi nợ kể trên là do lỗ hổng trong việc kiểm soát thông tin cá nhân.
Hy vọng qua bài viết này của Kiemusd về “Vay tiền online trên app không trả bị khủng bố tin nhắn, gọi đe dọa” các bạn đã tìm ra thêm được một cách giải quyết nhanh chóng tình trạng trên.
Đề xuất dành cho bạn: